KOLs game

Hành trình một “người chơi game” trở thành influencer “game thủ”

Trước đây “người chơi game” được ưu ái gọi chung là “game thủ” không phân biệt trình độ cũng như thể loại game, tuy nhiên đây là cách hiểu sai. Ở các quốc gia khác cụm từ “game thủ” được đặt và phân biệt rất rõ dành cho người chơi game, cụm từ “game thủ” dùng để chỉ người chơi game chuyên nghiệp, có kỹ thuật chơi tốt, trình độ cao, am hiểu, có chiến thuật chơi rõ ràng.

Ở Việt Nam cụm từ “game thủ” đã dần được hiểu theo đúng nghĩa của nó chính là chỉ một hoặc nhóm người chơi game có kỹ thuật cao và chuyên nghiệp, họ được hỗ trợ bằng thiết bị hiện đại – cấu hình “khủng”. Bước ra từ thế giới ảo với danh xưng là “game thủ” chuyên nghiệp, các “tay chơi game” xây dựng hình ảnh và tạo cho chính mình thương hiệu cá nhân riêng biệt mang đặc tính của một “tay chơi game”, họ thu hút lượng follow vô cùng lớn từ cộng đồng người chơi game và cả một cơ số đáng kể giới trẻ hiện nay. Và từ đó thêm một cụm từ được gán cho họ là “Influencer game thủ”, nhờ vào lượng follow khủng, các “game thủ” dần được các thương hiệu – nhãn hàng chú ý đến và từ đây “game thủ” hoạt động là như một influencer, họ tham gia các hoạt động quảng bá sản phẩm, đại diện nhãn hàng,…và để được công nhận với danh xưng “game thủ” và hơn thế là “Influencer game thủ” KOLs gamer đòi hỏi người chơi game trải qua hành trình lột xác như sau:

KOLs game

Game

Game ở đây chỉ sự hiểu biết sâu rộng về game cũng như nắm rõ đa đang các thể loại game, cũng như quy luật của từng loại game và đây chính là yếu tố cần của tay chơi chuyên nghiệp. Mỗi game sẽ có cách chơi, ẩn chứa vô số những điều thú vị, mới mẻ mà nhà sản xuất game luôn luôn tạo ra mới mẻ và đưa vào game của mình. Nhiệm vụ các tay chơi là nghiên cứu, khám phá và giải mã được chúng, với chiến thuật – chiến lược riêng biệt mang tính cá nhân. Từ đó, người chơi dần nâng cao kỹ năng cũng như thông qua con số thăng cấp level cụ thể nào đó mà người chơi dần trở thành một “game thủ” đích thực.   

Đơn giản như game thịnh hành hiện nay Liên Minh Huyền Thoại, DOTA 2 hoặc bất kỳ tựa game Mobile nào khác, nhà sản xuất luôn lồng ghép trong đó vô số nhiệm vụ khiến người chơi phải liên tục học hỏi và liên tục khám phá như: liên tục ra mắt các tướng, trang bị mới đòi hỏi người chơi tìm hiểu, tập luyện, thử nghiệm; người chơi sẽ phải trau dồi kỹ năng teamwork, thao tác, kỹ thuật, cách phát triển kỹ năng,… Thông qua những gì đã biết, người chơi có thể thử trải nghiệm những tựa game khác để tìm ra điểm giống và khác nhau, từ đó biết được ưu nhược điểm. Đó chính là động thái của người chơi game chuyên nghiệp, cụ thể hơn gọi là “game thủ”.

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính yếu tố giúp con người phát triển và mở rộng mối quan hệ trong công việc cũng như đời sống và hơn thế nữa ngôn ngữ là chìa khóa cần để có thể phát triển trong ngành game. Việc đòi hỏi người chơi game có vốn ngôn ngữ nhất định, giúp ích cho việc đọc – hiểu về game cũng như quy luật của từng loại game. Thị trường game hiện nay đa số các hãng sản xuất đến từ các nước Châu Âu, Trung Quốc, Singapore,…vì vậy ngoài việc biết chơi, đòi hỏi người chơi game còn phải hiểu được ngôn ngữ để vận dụng cách chơi.

Việc bổ sung ngôn ngữ giúp các game thủ mở mang – hiểu biết rộng, cũng như giúp ích cho việc tìm hiểu thị trường game quốc tế. Người chơi game phải chính là người đi tìm cho mình các game hay của thế giới chứ không chỉ chăm chăm vào các game Việt hóa hiện nay. Việc có ngôn ngữ cho mình chính là mối tương quan giúp “game thủ” được các thương hiệu – nhãn hàng chú ý và mở ra nhiều cơ hội để làm gương mặt đại diện.

KOLs game

Game bản quyền

Một khi xác định hướng đi chuyên nghiệp để trở thành một game thủ, việc cần thiết tiếp theo của người chơi game chính là động thái của việc sử dụng game bản quyền của quốc tế. Hiện nay các game bản quyền không còn quá đắt đỏ so với trước đây và hình thức thanh toán quốc tế cũng đã đơn giản và mở rộng hơn, vậy thì động thái sử dụng game lậu, game sử dụng crack sẽ không được ủng hộ, đồng thời ảnh hưởng đến việc xây dựng hình ảnh “game thủ” chuyên nghiệp về sau.

Thực – ảo

Thực – ảo ở đây chính là ranh giới của người chơi game cân bằng giữa thế giới ảo trong game cũng như đời thực. Việc vạch ra ranh giới rõ ràng giúp “game thủ” khẳng định được bản thân, cũng như nâng cao giá trị đối với gia đình – xã hội. “Game thủ” chính là một nghề, tuy nhiên với vô số việc lạm dụng trong thế giới ảo gây ảnh hưởng đến thực tế chính là nguyên nhân để xã hội không công nhận đúng về ngành game và người hoạt động trong đó “game thủ” mặc dù đây chính là nghề kiếm được thu nhập cao và tiềm năng.

 

0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Leave a Reply

Your email address will not be published.